NƯỚC NAM CƯƠNG VÀ VĂN LANG TRONG MỐI QUAN HỆ LỊCH SỬ

Sử sách ghi nhận bên cạnh nước Văn Lang với khoảng 15 bộ lạc hợp thành ở đồng bằng sông Hồng và sông Mã, tồn tại một nước Nam Cương với khoảng 10 bộ lạc thuộc cư dân Tây Âu (Âu Việt). Nếu như nước Văn Lang được cho là nhà nước đầu tiên của các cư dân Việt-Mường cổ thì Nam Cương là một trong những nhà nước do người Tày-Thái cổ lập nên, ngoài ra còn có một số nhà nước khác của các tộc người Tày - Thái cổ lập ra ở Nam sông Dương Tử. Tất cả những vùng đất trên cùng với Nam Cương và Văn Lang được sử sách Trung Hoa gọi chung lại là Bách Việt, dù thực tế Bách Việt không phải là một quốc gia mà chỉ là một tập hợp nhiều vùng đất ngoài Hán tộc đang trong thời kỳ hình thành sơ khai ở miền nam Trung Quốc.
Nước Nam Cương bao gồm 10 bộ lạc, gọi là các "mường", trong đó mường trung tâm là các vùng đất xung quang Bảo Lạc - Cao Bằng. Nhà nước Nam Cương thực tế không chặt chẽ mà lỏng lẻo, một dạng nhà nước liên bang. Các mường quy thuận một mường do mường này có sức mạnh và sự phát triển áp đảo. Khi mường trung tâm mạnh lên sẽ có nhiều vùng đất (mường) khác ra nhập, nhưng khi suy yếu thì sẽ diễn ra một cuộc tranh đấu để tìm ra mường lãnh đạo.



Cho đến thời Thục Phán, sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật đúc đồng, cùng khả năng canh tác lúa nước đã khiến ông thống nhất được các mường một cách tuyệt đối.  Không những vậy cùng với sự suy yếu của Văn Lang, ảnh hưởng của Nam Cương đến các bộ lạc của Văn Lang ngày càng lớn, số bộ lạc của Văn Lang quy thuận Nam Cương tăng lên. Điều này làm quyền lực của vua Hùng ngày càng giảm sút. Cuối cùng dưới áp lực của Thục Phán và dân chúng,  Vua Hùng (thứ 18) bị ép bỏ ngôi vua. Thục Phán xát nhập luôn các phần còn lại của Văn Lang hình thành nên một nước Âu Lạc và bắt đầu xây dựng một nhà nước theo phong cách của người Tây Âu (Âu Việt), kinh đô cũng được chuyển từ Bản Phủ về Cổ Loa, trung tâm của hai vùng đất, (Thục Phán cũng được tôn làm An Dương Vương như một sự khẳng định vị thế cao nhất của mình).
Dưới thời Thục Phán, do ảnh hưởng của mô hình nhà nước Nam Cương nên Âu Lạc cũng tập trung kinh tế và sức mạnh quân sự vào Trung Tâm Cổ Loa, biến nơi đây thành đô thị đầu tiên của Đông Nam Á. Sử dụng sức mạnh và trình độ kỹ thuật hơn hẳn để thu phục các mường, các bộ, làm bùng nổ các ngành chế tác vũ khí và công cụ đồng. Hàng vạn mũi tên đồng được tìm thấy ở Cổ Loa đã cho thấy hình ảnh một đế chế hùng mạnh một thời. Thục Phán đã tạo nên những bước manh nha đầu tiên của một đế chế.
Tuy nhiên cũng chính mô hình này đã không thể chống đỡ được với Nam Việt của Triệu Đà. Dù cùng là Tộc Âu Việt, hoặc gần gũi. Xong do nhà Triệu (vốn gốc Hán cát cứ) với mô hình tập trung thống nhất trong chỉ huy quân đội và quản lý tốt lãnh thổ, cư dân nên khi tiến đánh Âu Lạc, dù Âu Lạc vượt trội về kỹ thuật, khả năng phòng thủ tốt xong với sự liên kết liên giữa các vùng trong đất nước yếu kém, quân đội ít kinh nghiệm trong tấn công (thực tế Thục Phán thống nhất các vùng đất dựa trên sự đồng thuận là chính, nên ít có cơ hội sử dụng binh lực), Âu Lạc đã không thể huy động đủ sức mạnh chống lại quân Triệu. Khi Cổ Loa thất thủ, các mường, các bộ lạc khác cũng nhanh chóng quy thuận Nam Việt. Sự phản kháng ít diễn ra vì dù sao thì Nam Việt cũng vẫn gồm các tộc Âu Việt văn hóa tương đồng, đấy cũng là lý do vì sao trong suốt thời kỳ thuộc Nam Việt,  không hề có cuộc phản kháng nào. Các cuộc đấu tranh dành độc lập chỉ bắt đầu khi nhà Hán thôn tính Nam Việt và bắt đầu di dân Hán hoá.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả,  trong một góc nhìn hơi khác về Âu Lạc, mong mọi người cùng cho ý kiến ***

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

NƯỚC NAM CƯƠNG VÀ VĂN LANG TRONG MỐI QUAN HỆ LỊCH SỬ

Sử sách ghi nhận bên cạnh nước Văn Lang với khoảng 15 bộ lạc hợp thành ở đồng bằng sông Hồng và sông Mã, tồn tại một nước Nam Cương với kho...

XEM THÊM