TRIỀU MẠC CÁT CỨ Ở VIỆT BẮC

Nhà Mạc là một triều đại phong kiến của Việt nam. Sau khi thua cuộc trong nội chiến Nam-Bắc triều một số quan lại triều mạc cũ đã chuyển đến cát cứ ở Việt Bắc (bao gồm Cao Bằng và một số vùng đất xung quang). Họ chấp nhận văn hóa của người Tày – Nùng, lấy đó là chủ đạo và hình thành nên nhà nước được tổ chức khá chặt chẽ. Nhà Mạc đã có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của văn hóa Tày – Nùng thời đó, thi hành hang loạt chính sách tiến bộ, lấy văn hóa, chữa viết Tày – Nùng làm nền tảng trong khoa cử, điều hành nhà nước. Tuy nhiên lịch sử Việt Nam dưới con.mắt của một số triều đại phong kiến vốn coi nhà Mạc là “phản thần” lại ghi nhận những điều không tốt về triều đại này. Sau đây mình xin trích một quan điểm về triều Mạc để mọi người cùng suy ngẫm
Về sự việc cắt đất cho nhà Minh của họ Mạc
Trong một số sách sử, sự kiện nhà Mạc qua Mạc Đăng Dung dâng đất cho nhà Minh là một trong vài lý do mà qua các triều đại sau này (ngay cả cho đến cách đây không lâu) đã lên án gay gắt. Nhưng sự thật thì không đúng vậy và lý do chính là sự thù hận và thiên vị của các người chiến thắng viết sử về sau đối với một triều đại mà họ gọi là "Nguỵ triều" trong lịch sử Việt Nam. Sự bảo lưu của tư tưởng này kéo dài từ Lê - Trịnh đến nhà Nguyễn, qua các sách sử từ "Đại Việt thông sử" của Lê Quí Đôn, "Đại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên cho đến sử quán nhà Nguyễn đối xử với "nghịch thần" và "nguỵ quyền". Với những lăng kính như vậy, các sự kiện đều bị thiên vị và mang tính chất cảm năng hơn là sự kiện trung thật theo lý trí.

Di tích thành nhà Mạc tại phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn
Ngày nay qua các nghiên cứu và không còn vướng với gánh nặng ý thức hệ của lịch sử, chúng ta được biết vấn đề hoàn toàn khác với kết luận của sử cũ. Đặc biệt là vấn đề "dâng đất", chỉ có hai quyển sử viết và kết tội về việc này : Đại Việt Sử ký Toàn thư và Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim. Ngay cả các sách của Lê Quý Đôn và của sử quán nhà Nguyễn thiên vị chống "nguỵ triều" cũng không viết đến các đất dâng (Lê Quý Đôn) hay dè dặt và nghi ngờ là sự dâng đất là không đúng sự thật (Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương). Các sách của sử quán nhà Nguyễn thường dẫn lại các thư tịch Trung quốc và vì thế hoài nghi sự dâng cắt đất trong Toàn thư. Theo "Đại Việt Sử ký Toàn thư" (Toàn thư) thì "Năm Mậu Tý (1528) : Đăng Dung sợ nhà Minh đem quân hỏi tội, bèn lập mưu cắt đất dâng nhân dân hai châu Quy, Thuận và hai hình người bằng vàng và bạc, cùng là châu báu, của lạ, vật lạ. Vua Minh thu nhận. Từ ấy Nam Bắc lại sai thống sứ đi lại". Giáo sư Đào Duy Anh, khi hiệu đính bản dịch Toàn thư đã chú thích việc này là " Hai châu Quy, Thuận thì nhà Tống đã chiếm từ đời nhà Lý nước ta rồi ". Vả lại "Minh sử" không hề chép chuyện này. Hai châu Quy Hoá và Thuận An, do hai thủ lãnh Nùng Chí Hội, Nùng Tôn Đản đời Lý quy phục nhà Tống và nộp cho họ, về sau trở thành hai châu Quy Thuận (Quy Dịn theo tiếng Tày- Nùng-Zhuang) thuộc tỉnh Quảng Tây.
Toàn thư lại viết : " Năm Canh Tý (1540), mùa đông tháng 11, Mạc Đăng Dung ... đến bò rạp ở mạc phủ nước Minh, rập đầu quỳ hàng, dâng tờ biểu xin hàng, biên hết đất đai, quân dân, quan chức trong nước để xin xử phân, nộp các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của Châu Vĩnh An trấn Yên Quảng cho xin nội thuộc, lệ vào Khâm Châụ" (Nguyễn Đức Hiệp chú thích : từ động, tiếng Tày-Nùng-Zhuang có nghĩa là ấp, làng. Tiếng Việt cổ cũng có nghĩa tương tự như vậy). Việc "xin hàng" này "Minh sử" quyển 32 có chép, nhưng không hề chép việc cắt đất mà chỉ viết vào năm Gia Tĩnh 20(1541), Mao Bá Ôn về triều tâu là Mạc Đăng Dung "đ ã trả lại đất 4 động đã xâm chiếm, xin nội phụ xưng thần ". Theo như vậy thì nhà Mạc chỉ trả lại đất xâm lấn, chứ không cắt đất cho nhà Minh. Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn đã không nói gì đến việc nhà Mạc dâng các động cho nhà Minh. Việc này ông có giải thích tai sao trong Kiến Văn tiểu lục: "Đọc Thù vực chu tư lục của Nghiêm Tòng Giản đời Minh biết được đầu cuối việc nhà Mạc hàng nhà Minh".
Lê Quý Đôn là người học rộng tham khảo và đọc rất nhiều sách Trung quốc. Theo thư tịch Trung quốc như Khâm Châu chí và An Nam chí, ta xác định là đây là những đất (động) "của" nhà Minh trước đó do các trưởng động người Nùng không chịu thần phục nhà Minh, đã đến xin nhập vào đất Việt Nam thời nhà Lê và họ Mạc, sau đó trả lại. Khâm Châu chí chép : "Bảy động Chiêm Lãng, Thì La, Tư Lặc, Liễu Cát, Cổ Sâm, Tư Lẫm, La Phù nguyên là đất ba quận Thì La, Chiêm Lãng, Như Tích đời Tuyên Đức nhà Minh, bọn Hoàng Kim Quảng, trưởng động Tư Lẫm làm phản, chiếm cứ Tư Lẫm, La Phù, Liễu Cát, Cổ Sâm nhân đấy uy hiếp cả động Tư Lặc cùng tuần ty kênh Phật đào gồm chín thôn, dăng dài hơn hai trăm dặm để phụ về nước An Nam. Họ Lê phong cho các chức Kinh lược sứ, Kinh lược đồng tri và Thiêm sự mà vẫn nối đời giữ đất và thuộc vào châu Vạn Ninh... " Đại Nam nhất thống chí dưới triều Nguyễn cũng thừa nhận sự kiện trên và viết thêm : " nhà Mạc xin nộp các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát.. thuộc châu Tĩnh Yên, trấn Yên Quảng, nguyên thuộc về Khâm Châu". Lịch triều hiến chương, phần Bang giao chí đã trích lời trong tờ biểu nhà Mạc dâng vua Minh năm 1540 : " còn như việc quan thú Khâm Châu thuộc Quảng Đông tâu rằng bốn động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát thuộc hai đô Như Tích và Thiếp Lãng là đất cũ của Khâm Châu, Quảng Đông, nếu quả thực như lời ấy thì đó lại là cái lỗi mạo nhận của họ Lê trước, nay thần xin trao trả lại để thuộc về Khâm Châu".
Xưa kia Nhà Tây Sơn cũng bị quốc sử quán nhà Nguyễn xuyên tạc khá nặng, vì đối với họ Tây Sơn là một "nguỵ triều" cũng như nhà Mạc trước kia. Tuy vậy giờ đây đa số người Việt hiện nay cho là nhà Tây Sơn là một triều đại chính thống và anh hùng trong lịch sử Việt Nam, không phải là một "nguỵ triều" nữa. Đó cũng là một phần do ảnh hưởng của cụ Trần Trọng Kim viết "Việt nam sử lược" đã giải cho Nhà Nguyễn Tây Sơn khỏi phải lăng kính cực thiên vị của các sách sử chính thống của nhà Nguyễn theo nguyên tác. Tuy vậy, cụ Trần Trọng Kim đã không làm một việc làm tương tự, nghiên cứu kỹ hơn, đối với một "nguỵ triều" xa hơn nữa trong lịch sử Việt nam : Nhà Mạc.
Ông Lê văn Hoè trong bài nghiên cứu đăng ở báo Thời Mới năm 1951 đã tranh luận về đánh giá nhà Mạc sau khi Việt Nam Sử lược được xuất bản và cho thấy Trần Trọng Kim đã sai và chưa công tâm khi đã nặng lời biếm nhục Mạc Đăng Dung một cách khắt khe gay gắt. Hiện nay đã có một số lượng khá lớn nghiên cứu và viết lại đúng hơn về nhà Mạc kể cả các thành tựu về tư tưởng, văn hoá, văn học xứng đáng là một triều đại chính thống và anh minh.

BÀI ĐĂNG NỔI BẬT

NƯỚC NAM CƯƠNG VÀ VĂN LANG TRONG MỐI QUAN HỆ LỊCH SỬ

Sử sách ghi nhận bên cạnh nước Văn Lang với khoảng 15 bộ lạc hợp thành ở đồng bằng sông Hồng và sông Mã, tồn tại một nước Nam Cương với kho...

XEM THÊM